30 Câu hỏi thi tuyển viên chức y tế vị trí bác sỹ sản

ID: 16971 - Bài viết trong 'Chia sẻ tài liệu' gửi bởi Admin, 11 Tháng năm 2018.

  1. Lượt xem: 2,299

    30 Câu hỏi thi tuyển viên chức y tế vị trí bác sỹ sản

    Câu 1. Chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm (EENC) gồm các nội dung:

    1. Lau khô và ủ ấm; cho trẻ tiếp xúc trực tiếp da kề da.
    2. Kẹp dây rốn và cắt dây rốn một thì.
    3. Tiêm bắp 10 đơn vị oxytocin.
    4. Xoa đáy tử cung cứ 15 phút một lần trong vòng 2 giờ đầu sau đẻ.
    5. Kéo dây rốn có kiểm soát.
    6. Hỗ trợ cho trẻ bú sớm và bú mẹ hoàn toàn.
    Anh/ chị hãy sắp xếp theo đúng thứ tự các bước thực hiện

    1. 1, 2, 3, 4, 5, 6.
    2. 1, 3, 2, 5, 4, 6
    3. 1, 3, 2, 4, 5, 6
    4. 1, 2, 3, 5, 4, 6
    5. 2, 1, 3, 5, 4, 6.
    Câu 2. Anh/ chị hãy kể các nội dung thay đổi của Chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm (EENC) so với đỡ sanh theo Hướng dẫn chuẩn quốc gia 2009 (kể ít nhất 5 nội dung)?

    Câu 3. Cơ chế cầm máu tự nhiên sau sổ thai và sổ nhau là:

    1. co thắt các sợi cơ tử cung
    2. có nhiều vitamin K
    3. cục máu đông ngay sau sổ thai
    4. nội mạc tử cung có nhiều yếu tố đông máu
    5. sản phụ nằm yên, không đứng dậy
    Câu 4. Giai đoạn 2 của chuyển dạ bình thường kéo dài tối đa là bao nhiêu ở người sinh con so để không ảnh hưởng đến tình trạng của sơ sinh:

    1. 20 phút
    2. 45 phút
    3. 60 phút
    4. 120 phút
    5. 240 phút
    Câu 5. Ưu điểm mổ lấy thai trên sản phụ có VMC khi vào chuyển dạ

    1. Đoạn dưới thành lập tốt nên mổ dễ và ít mất máu hơn
    2. Thai nhi đã trưởng thành
    3. Cổ tử cung đã mở nên không sợ bế sản dịch
    4. a, b và c đúng
    5. a và c đúng
    Câu 6. Ưu điểm mổ lấy thai chủ động trên sản phụ có VMC

    1. Chủ động về thời gian mổ
    2. Thai nhi đã trưởng thành
    3. Sản phụ được chuẩn bị tốt
    4. a, b và c đúng
    5. a và c đúng
    Câu 7. Cách thực hiện thủ thuật McRoberts:

    1. Gập đùi sản phụ tối đa vào bụng sản phụ, giúp làm mở rộng khung chậu, làm phẳng bớt mỏm nhô.
    2. Cho sản phụ rặn kèm giữ đáy TC.
    3. Nếu không thành công, hỗ trợ thêm đè ép lên phần dưới bụng và kéo nhẹ nhàng đầu thai ra. Kỹ thuật này giúp thành công trong 42% trường hợp
    4. Cả a và c đều đúng
    5. Tất cả đều đúng.
    Câu 8. Trong đỡ sanh song thai, sau khi đã sổ thai thứ nhất, động tác đầu tiên cần làm tiếp theo là

    1. Cho tăng co để cổ tử cung tiếp tục mở trọn
    2. Phá ối
    3. Nhờ một người phụ nữ giữ chặt hai bên thành bụng sản phụ để giữa ngôi thứ hai không xoay thành ngôi ngang.
    4. Khám âm đạo để xác định lại ngôi của thai thứ hai
    5. Không xử trí gì, chờ sanh tự nhiên thai thứ hai
    Câu 9. Sản phụ con rạ, song thai. Sau khi sanh thai thứ nhất khám lại thấy ngôi thứ hai là ngôi ngang, ối còn, cổ tử cung còn mở trọn. Hướng xử trí hợp lý nhất cho ngôi thai thứ hai này là

    1. Cho tăng co với oxytocin
    2. Ngoại xoay thai
    3. Phá ối, nội xoay thành ngôi mông rồi chờ sanh tự nhiên
    4. Phá ối, nội xoay thai rồi tiếp tục đại kéo thai
    5. Mổ lấy thai
    Câu 10. Một thai kỳ 39 tuần, con so, được chẩn đoán qua thủ thuật Leopold là ngôi mông, ước lượng cân thai khoảng 3.350 g. Cách xử trí tốt nhất là:

    1. ngoại xoay thai
    2. nội xoay thai
    3. mổ lấy thai
    4. bấm ối khi chuyển dạ đến giai đoạn hoạt động
    5. tiêm betamethasone cho mẹ
    Câu 11. Khi mổ lấy thai vì nhau bong non nếu thấy tử cung tím đen lan ra tới dây chằng rộng do phong huyết tử cung nhau, tử cung co hối tốt, hướng xử trí tiếp là:

    1. Khâu cơ tử cung, đóng bụng
    2. Nên cắt tử cung vì nguy cơ băng huyết
    3. Thắt động mạch tử cung hoặc hạ vị
    4. May mũi B-Lynch
    5. a và d đúng
    Câu 12. Hiện tượng dọa vỡ tử cung là:

    1. sản phụ kêu la nhiều
    2. ra huyết âm đạo trong thời gian hoạt động của pha xóa mở cổ tử cung
    3. có xuất hiện vòng Bandl
    4. tử cung co bóp nhiều
    5. vòng thắt giữa eo và thân tử cung tiến dần lên gần rốn
    Câu 13. Sản phụ 32 tuổi với tuổi thai 36 tuần, có khám thai định kỳ 5 lần. Tiền sử bản thân cao huyết áp mãn. Nhập viện với tình trạng huyết áp 180/110 mmHg, Mạch 100 l/ph, Đạm niệu 2+. Đang được điều trị hạ áp và Sulfate magnesium. Đột ngột ra huyết âm đạo # 500 mL, kèm đau bụng nhiều, huyết áp 90/50 mmHg, mạch 120 l/ph. Chẩn đoán nào được nghĩ nhiều trong trường hợp này :

    1. Nhau tiền đạo
    2. Mạch máu tiền đạo
    3. Nhau bong non
    4. Rách cổ tử cung do chuyển dạ nhanh
    5. Tất cả đều sai.
    Câu 14. Trong nhau tiền đạo, lý do chính khiến chỉ ra máu trong 3 tháng cuối thai kỳ là do

    1. Nhau phát triển to, lan xuống đoạn dưới
    2. Đoạn dưới dãn nhanh gây tróc nhau
    3. Các xoang tĩnh mạch chỉ thành lập vào thời điểm này
    4. Có cơn gò tử cung
    5. Tất cả đều đúng.
    Câu 15. Thai phụ lần đầu khám thai, xét nghiệm Rh âm, bước xử trí thích hợp kế tiếp là:

    1. Chích Anti D ngay khi có kết quả xét nghiệm
    2. Chuyển theo dõi thai kỳ tại Chẩn đoán tiền sản
    3. Tư vấn thai phụ tiêm Anti D lúc thai 28 tuần
    4. Chỉ định xét nghiệm Rh của chồng (cha bé)
    5. Tất cả đều đúng.
    Câu 16. Khi chẩn đoán viêm âm hộ âm đạo do nấm tái phát, chúng ta áp dụng phác đồ nào sau:

    1. Fluconazole 150mg uống/ngày mỗi 3 ngày, tổng 3 liều(ngày 1,4,7) + Clotrimazole 100mg/ngày x7ngày(đặt âm đạo). Sau đó duy trì Fluconazole 150mg uống 1 lần/tuần trong 6 tháng
    2. . Fluconazole 150mg uống/ngày mỗi 3 ngày, tổng 3 liều(ngày 1,4,7) + Clotrimazole 500mg/ngày x7ngày(đặt âm đạo). Sau đó duy trì Fluconazole 150mg uống 1 lần/tuần trong 6 tháng
    3. .Doxycyclin 100mg uống 1 viên x2lần/ngày x7ngày +Fluconazole 150mg uống 1 liều duy nhất + Miconazole 1200mg 1 viên(đặt âm đạo)
    4. .Itraconazole 100mg uống 2viên x1lần/ngày x3ngày
    5. Tất cả đều đúng.
    Câu 17. Một phụ nữ 60 tuổi, para 1001, mãn kinh từ 8 năm, ngưng sử dụng hormone thay thế từ 3 năm. Từ 3 tháng nay, mỗi ngày bà đều có ra một ít máu đỏ sẩm. Phết tế bào âm đạo – cổ tử cung cho thấy bình thường. Cách xử trí tiếp theo có thể là:

    1. cho uống hormone thay thế trở lại ngay
    2. soi cổ tử cung và sinh thiết cổ tử cung
    3. sinh thiết niêm mạc tử cung
    4. định lượng estradiol/estrone, FSH và LH
    5. mổ cắt hoàn toàn tử cung và 2 phần phụ
    Câu 18. Một bệnh nhân nữ 49 tuổi, đến khám vì triệu chứng bốc hỏa, mất ngủ, trầm cảm ảnh hưởng đến công việc làm. Người bệnh không hút thuốc lá, không có bệnh lý tăng huyết áp, không có bệnh lý mạch máu, còn kinh và có nhu cầu ngừa thai. Các khảo sát sinh dục không bất thường. Thuốc nào sau đây là chọn lựa hợp lý:

    1. LIVIAL, 28 viên: 2,5mg Tibolone
    2. CLIMEN, 21 viên: 2mg estradiole valerate. 1mg Cyproterone acetate
    3. DUPHASTON 10 mg, uống 2v/ ngày từ ngày thứ 16 đến 25 của chu kỳ kinh.
    4. MERCILON, 28 viên, 20mcg Ethinyl Estradiol. 0,15mg Desogestrel.
    5. Tất cả đều sai.
    Câu 19. Vị trí thường gặp nhất của thai ngoài tử cung là

    1. Đoạn loa của vòi trứng
    2. Đoạn kẽ của vòi trứng
    3. Đoạn bóng của vòi trứng
    4. Ở vết mổ cũ lấy thai
    5. Đoạn eo của vòi trứng
    Câu 20. Các phương pháp điều trị thai ngoài tử cung

    1. Nội khoa, phẫu thuật
    2. Theo dõi
    3. Phẫu thuật kết hợp nội khoa
    4. a và c đúng
    5. a, b và c đúng
    Câu 21. Hãy kể những bệnh cảnh lâm sàng thường gặp của lạc nội mạc tử cung

    1. Thống kinh, đau vùng chậu, giao hợp đau
    2. Vô kinh
    3. Xuất huyết tử cung bất thường
    4. a và c đúng
    5. a, b và c đúng
    Câu 22. Cách tốt nhất để chẩn đoán CIN là:

    1. hỏi về màu sắc và mùi khí hư
    2. hỏi về xuất huyết âm đạo sau giao hợp
    3. hỏi về triệu chứng đau vùng hạ vị
    4. nạo sinh thiết
    5. phết tế bào âm đạo – cổ tử cung + soi cổ tử cung + sinh thiết
    Câu 23. Một bệnh nhân có kết quả Pap’s là HSIL, soi CTC không đạt chuẩn, bạn cần làm gì cho bà ta:

    1. Nạo dinh thiết kênh – lòng TC.
    2. Cắt TC đơn giản, lấy sâu thêm ÂĐ
    3. Khoét chóp CTC.
    4. Soi CTC và sinh thiết trực tiếp dưới máy soi tất cả những vùng nghi ngờ và nạo kênh CTC.
    5. a và c đúng
    Câu 24. Trong u xơ cơ tử cung lành tính, nếu phải mổ lấy thai, có chỉ định bóc luôn nhân xơ trong tình huống nào sau đây

    1. Trong tất cả mọi trường hợp
    2. Khi sản phụ đã đủ con
    3. Khi u xơ có cuống
    4. Khi vết rạch tử cung ngang qua u xơ
    5. c và d đúng
    Câu 25. Một BN 18 tuổi khám kiểm tra sức khỏe ở trường, ghi nhận BN có đề kháng nhẹ vùng bụng dưới bên (P). Khi khám vùng chậu thấy PP(P) có 1 khối dạng nang kích thước 4cm mềm, ấn đau ít, di động. BN có kinh đầu năm 12 tuổi và chu kỳ kinh đều. BN chưa quan hệ tình dục. Bước XT tiếp theo nào phù hợp nhất?

    1. Mổ bụng thám sát
    2. NS bụng chẩn đoán
    3. Dùng thuốc ngừa thai uống
    4. Tái khám sau 1 đến 2 tháng sau.
    5. c và d đúng.
    Câu 26. Phân chia thai trứng nguy cơ cao hay không, mục đích là

    1. Hút nạo nếu còn muốn duy trì khả năng sinh sản
    2. Điều trị hóa chất dự phòng
    3. Cắt tử cung nếu bệnh nhân đủ con hay lớn tuổi
    4. Theo dõi sát hơn thai trứng không có nguy cơ cao
    5. tất cả đều đúng
    Câu 27. BN được hút nạo. KQ GPBL cho thấy là thai trứng toàn phần. Bước XT tiếp theo nào là phù hợp nhất?

    1. Siêu âm lại
    2. Xạ trị
    3. Hóa trị
    4. Theo dõi βhCG
    5. c và d đúng.
    Câu 28. Cơ chế tránh thai của dụng cụ tử cung loại trơ là:

    1. Choáng chỗ buồng tử cung làm trứng thụ tinh không làm tổ được
    2. Ảnh hưởng lên chất nhầy cổ tử cung
    3. Gây phản ứng viêm tại nội mạc tử cung, không thuận lợi cho sự làm tổ của trứng
    4. a và c đúng
    5. a, b và c đúng
    Câu 29. Phác đồ phá thai nôi khoa hiện đang sử dụng

    1. MTX + Mifepriston + Misoprostol
    2. Mifepriston + Misoprostol
    3. Misoprostol
    4. a và b đúng
    5. a, b và c đúng
    Câu 30. Triệu chứng lâm sàng sót nhau/sót thai sau nạo hút thai :

    1. Sốt, đau ( đau tử cung hoặc đau vùng chậu), cường kinh.
    2. Sốt, đau ( đau tử cung hoặc đau vùng chậu), rong huyết hoặc vô kinh
    3. Khí hư hôi, ngứa âm đạo
    4. Tất cả đều đúng
    5. Tất cả đều sai.

     

    Các file đính kèm:

Chia sẻ trang này